Năm 1800 nhà làm đàn nổi tiếng người Ý tên là B.Chritophori đã cải tiến đàn Clavecin thành đàn piano.
Ông đã bố trí hệ thống búa thay cho móng gảy và cây đàn có thể biểu diễn rất khẽ (piano) và rất to (forte) vì thế cây đàn được gọi là fortepiano, rồi người ta gọi ngắn gọn là piano.
Đàn piano nhanh chóng phổ biến khắp thế giới. Người Nhật du nhập đàn piano và đến nay Nhật là nước sản xuất piano nhiều nhất thế giới và số người dân sử dụng piano cũng chiếm vị trí cao nhất.
Ở Việt Nam cây đàn piano xuất hiện từ bao giờ vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp dứt khoát. Theo tài liệu “Tân nhạc Hà Nội” các nhà lý luận như Vũ Tự Lân, Hoàng Dương, Hồ Quang Bình thì phải đến sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914 – 1918 ở Hà Nội và Sài Gòn mới có cửa hiệu bán đàn piano.
Các nhà lý luận cũng chỉ ra rằng cuối Thế kỷ XIX các lớp nhạc do nhà thờ lớn Hà Nội dạy cũng chỉ có Harmonium mà chưa có piano. Một số người học piano đầu tiên như Lưu Quang Duyệt (1900-1984), Võ Đức Thu (1915-1964), Thái Thị Lang (1915-2007) sớm nhất cũng học đàn piano vào năm 1920. Cụ Liêu Quang Duyệt học nhạc ở quê nhà Kim Sơn – Ninh Bình. Sau đó mới ra Hà Nội học piano.
Nhưng chúng tôi cho rằng cây đàn piano xuất hiện ở Việt Nam sớm hơn nhiều. Chúng tôi muốn nhắc đến nhạc sĩ, nhà đại phong cầm, nhạc trưởng danh cầm piano Camille Saint-Saens người Pháp, ông từng đến Sài Gòn năm 1892 và có thời gian nghỉ ngơi ở Côn Đảo Camille Saint Saens (sinh năm 1835 tại Paris, mất 1921 ở Alger là tác giả của 3 giao hưởng, 5 concerto piano, 3 concerto violon và 2 concerto cho violoncelle, hàng loạt overture cho dàn nhạc, nhiều tác phẩm thính phòng, 12 opéra, 7 cantate và oratorio hàng trăm romance và hợp xướng, tiểu phẩm, khí nhạc. Những người yêu nhạc đều nhớ đến Opéra nổi tiếng của ông Samson và Dalidah và Con thiên nga chết được Phokin dàn dựng ballet. Là người chơi đàn piano xuất sắc thời bấy giờ Saint Saens được hãng đàn Pleyel tặng đàn và hỗ trợ các chuyến lưu diễn.
Nhờ có mối quen biết ở Bộ thuộc địa Pháp và niềm say mê du lịch, Saint Saens đã đi biểu diễn nhiều nơi trên thế giới và ông có thể là nhà du lịch tầm cỡ thế giới thời đại ông.Đi đâu Saint Saens cũng mang theo cây đàn piano hiệu Pleyel và những buổi biểu diễn piano, organ (nếu nơi đó có nhà thờ, nhà hát có đàn đại phong cầm) đã giải quyết cho những lộ trình dài ngày.
Ở châu Âu Saint Saens thường đi tàu hỏa, còn châu Á, châu Phi, châu Mỹ ông dùng tàu thủy.
Ông đi lại hàng chục lần tới thủ đô các nước châu Âu như Anh, Tây Ban Nha, Đức, Nga.
Ông đến Hoa Kỳ 2 lần và 6 lần đến Nam Mỹ. Hành trình của ông phải tính hàng triệu cây số.
Saint Saens đến Sài Gòn lần đầu tiên năm 1892 và có thể lần ấy ông đã biểu diễn piano cho các viên chức Pháp và thuộc địa ở tòa thị chính.
Ba năm sau ông trở lại Việt Nam và nghỉ ngơi tại Côn Đảo từ ngày 20-3-1895 đến 19-4-1895 theo lời mời của bạn ông là “Chúa đảo” thời đó.
Thời gian đó Saint Saens sáng tác và sửa chữa Opéra Brunehidda ông phải dùng piano.
Như vậy cây đàn piano đã đến Việt Nam ít nhất là 15 năm trước thế kỷ XX.
TRUNG TÂM TÀI NĂNG TRẺ NHẬN DẠY ĐÀN PIANO TẠI NHÀ
CẦN TƯ VẤN THÊM QUÝ PHỤ HUYNH LIÊN HỆ: 090 333 1985 – 09 87 87 0217
WEB: https://daydanpiano.net/
Email: info@giasutainangtre.vn
Gia sư đăng ký làm gia sư tại link: https://www.daykemtainha.vn/dang-ky-lam-gia-su Phụ huynh chọn giáo viên phù hợp tại link này: https://www.daykemtainha.vn/gia-su…
Gia sư xem lớp mới tại link: https://www.daykemtainha.vn/lop-hoc
Phụ huynh chọn giáo viên phù hợp tại link này: https://www.daykemtainha.vn/gia-su Từ khóa tìm kiếm: dạy guitar tại nhà, học guitar tại nhà, gia…
Tài Năng Trẻ ra đời năm 2009, chuyên dạy đàn Piano – organ – guitar – violin – ukulele tại…
Có nên cho bé học đàn Piano trên Organ không ? Cách học này có ổn không và có trở…
Việc tự học piano, tự học organ hay bất kì nhạc cụ nào đó hiện nay là điều khá phổ…