Được học thử
Cam kết chất lượng
Email

giasutainangtre.vn@gmail.com

Tư vấn 24/7

090.333.1985 - 09.87.87.0217

Sử dụng Pedal một cách chuyện nghiệp

Pendal là gì?

Bộ pedals (bàn đạp): là các cần điều khiển bằng chân. Pedal vang âm (phía bên phải – damper pedal) giữ “bàn phím chặn âm” tách khỏi dây đàn, cho phép dây đàn rung một thời gian dài – tạo ra âm thanh ngân vang ngay cả khi tay đã buông khỏi phím đàn. Pedal giảm âm (phía bên trái – còn gọi là una corda) làm giảm một nửa khoảng cách giữa đầu búa và dây đàn, hoặc là chuyển vị trí của đầu búa một chút sang bên cạnh, khiến đầu búa chỉ chạm vào một dây đàn thay vì 2 hay 3 dây như bình thường, làm giảm cường độ âm thanh. Có những cây đàn piano có thêm pedal thứ 3, pedal duy trì (sustaining pedal). Pedal này không giữ toàn bộ bàn phím chặn âm. Khi phím đàn được nhấn xuống, phím chặn âm tương ứng của nốt đó sẽ được nâng lên, pedal duy trì sẽ chỉ giữ riêng biệt phím chặn âm này và không ảnh hưởng tới các phím chặn âm khác.

Việc sử dụng những chiếc pedal này có khả năng tạo ra những thay đổi âm thanh tinh tế. Phần lớn những cây vertical piano  thay Pedal duy trì bằng pedal tập luyện (pratise pedal) có tác dụng đặt tấm nỉ vào giữa đầu búa và dây, tạo ra âm thanh rất nhỏ.

Với các loại Pendan thế hệ cũ chỉ có 2 Pendal,hiện nay các loại đàn mới thường có 3 pendal. Công dụng của 3 chiếc pendal tính từ trái sang phải là: pendal dùng nhả phím, pendal dùng giảm tiếng khi chơi ban đêm, pendal vang, pendal vang được sử dụng nhiều hơn cả.

Pedal

Pedal

Vậy cách sử dụng pedal như thế nào? Trên bản nhạc thì việc sử dụng Pedal cũng được thể hiện bằng ký hiệu Ped (dẫm pedal) và * (nhả pedal). Tuy nhiên có khá nhiều bạn vẫn bối rối khi sử dụng Pedal để thể hiện tác phẩm. Nếu cứ giữ Pedal thì âm thanh sẽ bị vang “um lên” do các nốt được “trộn lẫn” hoà vào nhau kéo dài, không dùng Pedal thì tiếng đàn nghe rời rạc, không mềm mại và không có chiều sâu trong cách thể hiện, ngay đến trong nhiều bản nhạc không ghi rõ cách sử dụng thì các bạn đó cũng không biết chỗ nào dẫm, chỗ nào nhả Pedal …

Về nguyên tắc sử dụng pedal vang như sau: Các bạn nên tránh sử dụng Pedal vang ở những quãng 2 (kể cả trưởng và thứ) cũng như không dùng pedal vang khi bài hát đã chuyển sang hợp âm mới. Tại sao lại như vậy ????

Bởi vì khi bạn dẫm Pedal ở những quãng 2 là những nốt có cao độ gần nhau, các nốt sẽ bị “nhoè” làm người nghe khó phân biệt các nốt một cách rõ ràng. Hoặc khi đã chuyển sang hợp âm mới các bạn vẫn tiếp tục giữ Pedal thì các nốt của cả 2 hợp âm cũ và mới sẽ vang lẫn vào nhau. Tạo nên một hoà thanh mới, đôi khi khá khó nghe Các bạn hãy thử chơi hợp âm Đô trưởng (Đồ, Mi, Son), đồng thời giữ Pedal và đổi sang hợp âm Sol bảy (son, si, re, fa) chẳng hạn. Các bạn sẽ thấy điều này khá rõ ràng.

Như vậy Pedal sẽ sử dụng rất hiệu quả khi các bạn chơi các nốt trong cùng hợp âm (appe chẳng hạn), khi có các dấu luyến câu sao cho mềm mại v.v… Trước khi chuyển sang hợp âm mới, chuyển câu … các bạn nhớ nhấc pedal thật nhanh và dẫm ngay khi chuyển sang hợp âm mới, câu mới. Các bạn cần tập luyện việc sử dụng pedal cho thuần thục, nhuần nhuyễn một cách tự nhiên thành phản xạ.

Còn nữa, khi kết cuối tác phẩm Piano thì nếu bạn kết bài bằng một appe, việc dẫm Pedal sẽ cực kỳ hiệu quả, cho tiếng đàn mềm mại, rất Pro.

Pedal được coi như “linh hồn” của cây đàn Piano. Nếu sử dụng đúng cách nó có khả năng tạo ra các âm thanh mượt mà, êm dịu làm rung động lòng người. Tuy nhiên việc xác định thời điểm để sử dụng Pedal không phải đơn giản. Ngay kể cả những pianist chuyên nghiệp cũng không đồng nhất quan điểm trong quá trình thể hiện tác phẩm.

Đối với các bạn mới tập Piano, tôi khuyên nên thật thận trọng trong quá trình sử dụng. Trước tiên nên tuân thủ hướng dẫn của giáo viên. Trong quá trình luyện tập cũng nên lắng tai nghe hiệu quả âm thanh do việc sử dụng pedal của mình tạo nên để từ đó rút kinh nghiệm cho việc sử dụng. Nếu các bạn giữ pedal quá lâu, quá sâu thì âm thanh lại vang um lên, các hợp âm dày đặc được trộn lẫn một cách hổ lốn với nhau, rất khó chịu. Thông thường các bạn sẽ được giáo viên chỉ dẫn cách dẫm Pedal phối hợp đồng thời cùng lúc với tay chơi hợp âm hoặc bắt đầu ô nhịp, phách mạnh.

Nhưng đối với những người có kinh nghiệm chơi piano lâu năm thì lại có một kinh nghiệm sử dụng Pedal khác hẳn. Đó là việc sử dụng Pedal theo kiểu dẫm “lỗi nhịp”. Nghĩa là Pedal sẽ được dẫm ngay sau khi hợp âm được đánh. Tập theo cách này dần dần tạo cho bạn thói quen nhấn bàn đạp ngày sau động tác của tay. Các bạn phải tập luyện nhiều để sao cho tay và chân phối hợp được nhịp nhàng, chân sẽ dẫm chính xác trong khoảng thời gian rất ngắn ngủi để sao cho tiếng đàn được tròn đầy, mềm mại một cách tinh tế, đầy tính nghệ thuật.

TRUNG TÂM TÀI NĂNG TRẺ NHẬN DẠY ĐÀN PIANO TẠI NHÀ

CẦN TƯ VẤN THÊM QUÝ PHỤ HUYNH LIÊN HỆ: 090 333 1985 – 09 87 87 0217

WEB: https://daydanpiano.net/

Email: info@giasutainangtre.vn

Phụ huynh chọn giáo viên  phù hợp tại link này: https://www.daykemtainha.vn/gia-su

Từ khóa tìm kiếm: dạy guitar tại nhàhọc guitar tại nhàgia sư guitargia sư tại nhàgiáo viên dạy kèm tại nhàdạy kèmhọc kèm tại nhàdạy piano tại nhà

Bài viết liên quan

Gia sư đăng ký làm gia sư tại link: https://www.daykemtainha.vn/dang-ky-lam-gia-su   Phụ huynh chọn giáo viên  phù hợp tại link này: https://www.daykemtainha.vn/gia-su…
Gia sư xem lớp mới tại link: https://www.daykemtainha.vn/lop-hoc
Phụ huynh chọn giáo viên  phù hợp tại link này: https://www.daykemtainha.vn/gia-su Từ khóa tìm kiếm: dạy guitar tại nhà, học guitar tại nhà, gia…
Tài Năng Trẻ  ra đời năm 2009, chuyên dạy đàn Piano – organ – guitar – violin – ukulele tại…
Học piano trên đàn Organ?
Có nên cho bé học đàn Piano trên Organ không ? Cách học này có ổn không và có trở…
Phương pháp tự học đàn với 3JCN
Việc tự học piano, tự học organ hay bất kì nhạc cụ nào đó hiện nay là điều khá phổ…